Triết học tinh thần trong truyền thống lục địa Triết_học_tinh_thần

Hầu hết thảo luận trong bài viết này đã tập trung vào một loại hay một truyền thống triết học được xem là chủ lưu trong văn hóa phương Tây hiện đại, thường được gọi là triết học phân tích (có lúc được gọi là triết học Anh-Mĩ)[76]. Nhiều trường phái tư tưởng khác cũng tồn tại, chúng đôi khi được gộp vào một tên gọi chung là triết học lục địa[76]. Trong bất kì trường hợp nào, mặc dù các chủ đề và phương pháp là rất nhiều, trong mối liên hệ với triết học tinh thần các trường phái khác nhau (hiện tượng học, chủ nghĩa hiện sinh,...) được gắn tên gọi này nhìn chung có thể phân biệt với trường phái phân tích bởi việc chúng tập trung ít hơn chỉ vào phân tích ngôn ngữ và logic riêng lẻ mà còn quan tâm tới những hình thức khác của việc tìm hiểu kinh nghiệm và sự hiện hữu của con người. Trong phạm vi thảo luận về tinh thần, điều này được diễn dịch thành những nỗ lực nắm bắt những quan niệm về suy nghĩkinh nghiệm nhận thức theo nghĩa không chỉ bao hàm sự phân tích về hình thức từ ngữ[76].

Chẳng hạn, trong Hiện tượng học tinh thần, Hegel thảo luận ba dạng khác nhau của tinh thần: 'tinh thần chủ quan', tức tinh thần của một cá nhân; 'tinh thần khách quan', tinh thần của xã hội và nhà nước; và 'tinh thần tuyệt đối', một thể thống nhất của mọi quan niệm[77].

Hay trong "Tiểu luận về mối quan hệ giữa thể xác và tinh thần" của cuốn Vật chất và Trí nhớ năm 1896, Henri Bergson đưa ra một cách sinh động sự khác biệt bản thể của tinh thần và thể xác bằng sự quy giản vấn đề đó về một vấn đề xác định hơn của trí nhớ, do đó cho phép một giải pháp xây dựng trên phương thức kiểm tra thực nghiệm của chứng mất ngôn ngữ (aphasia).

Trong thời hiện đại, hai trường phái chính được phát triển để đáp lại hoặc đối lập lại truyền thống Hegel là hiện tượng học và chủ nghĩa hiện sinh. Hiện tượng học, được khai phá bởi Edmund Husserl, tập trung vào những nội dung của tinh thần con người và cách những quá trình mang tính hiện tượng học hình thành lên kinh nghiệm của chúng ta[78]. Chủ nghĩa hiện sinh, một trường phái tư tưởng khác thành lập dựa trên công trình của Søren Kierkegaard, dựa trên nội dung của kinh nghiệm và cách tinh thần giải quyết những kinh nghiệm như vậy.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Triết_học_tinh_thần http://ditext.com/feigl/mp/mp.html http://www.informationphilosopher.com/books/scanda... http://link.springer.com/article/10.1007%2Fs11098-... http://adsabs.harvard.edu/abs/1936FrInJ.221..349E http://plato.stanford.edu/archives/fall2003/entrie... http://plato.stanford.edu/archives/fall2008/entrie... http://plato.stanford.edu/archives/sum2002/entries... http://plato.stanford.edu/archives/sum2002/entries... http://plato.stanford.edu/archives/win2005/entries... http://plato.stanford.edu/entries/neutral-monism/#...